Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Nói thêm về GMO - Tập 2

Tiếp tục thư từ qua lại giữa chị Hòa và Linh. Các bạn lưu ý là chị em mình vẫn đang nói chuyện, bài này dừng ở "Linh" không có nghĩa là chị Hòa hoàn toàn đồng ý với Linh đâu nhé. 

------------------------------


Chị Hòa: Cái vụ kiểm định thì có vẻ như là không phải GMO crops nào cũng qua FDA kiểm định thì phải, mà Monsanto lại đăng ký với EPA vì coi đó như pesticide hoặc herbicide. Monsanto tự kiểm định độ an toàn và chỉ phải báo cáo với cơ quan quản lý thôi chứ FDA không có đứng ra kiểm định độ an toàn trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Đấy là một rủi ro đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Em có thể check và nếu giải thích trong bài viết thì tốt quá, chị cũng học hỏi thêm.

Linh: Đúng rồi chị ạ. FDA không kiểm định cái cây hay cái nguyên liệu, mà chỉ kiểm định cái sản phẩm cuối cùng bán ra thị trường thôi. Ví dụ nếu cái cây là dùng để làm ra HFCS rồi cho vào Coca thì FDA chỉ kiểm định cái chai Coca, chứ không kiểm định cái cây. Câu hỏi ở đây không phải là cái cây ấy có an toàn hay không, mà là HFCS từ cái cây ấy cho vào Coca có nguy hiểm hơn HFCS làm từ cái cây non-GMO hay không. Rủi ro thì lúc nào cũng có. Có người ăn lạc, tôm cá, hoa quả không GMO gì hết cũng bị dị ứng ngộ độc. Đã là cái ăn vào người thì luôn luôn có rủi ro. Thế nhưng không ai đi hỏi "Ăn lạc có an toàn không?". Lạc trở thành thức ăn phổ biến vì 1) đa số mọi người ăn được mà không có hậu quả gì nghiêm trọng và 2) so với các thức ăn khác, lạc không nguy hiểm hơn đến mức bị cấm. Vậy nên em mới nói đi nói lại là quá trình kiểm định không phải lả để khẳng định "Vâng, GMO 100% an toàn, ăn vào không bao giờ có vấn đề gì", mà là để kết luận "Thức ăn chứa GMO an toàn tương đương với thức ăn không có chứa GMO". ​

Chị Hòa: Còn nếu tính đến các nghiên cứu từ trước đến nay thì cũng có rất nhiều người cho rằng các nghiên cứu đó chưa đủ dài (người ta hay nói tới long term feeding trial, mà hiện tại dài là 90 ngày - có một nghiên cứu hôm qua chị đọc thì thí nghiệm trên chuột 2 năm là gần như cả lifespan của chuột, nhưng không có nhiều nghiên cứu kiểu như thế  - chị cũng không rành như em nên cái này chắc em giải thích được rõ hơn và fair hơn :)).

Linh: ​Lại đúng nữa. Một chuyện tương tự là chuyện của BPA. Phải qua mấy chục năm nhà nhà dùng plastic người ta mới phát hiện ra BPA có hại. GMO chỉ đơn giản là chưa có thời gian thử nghiệm lâu dài như thế. Nhưng cũng có những chất lúc đầu ai cũng sợ (chlorine trong nước lọc chẳng hạn) mà cuối cùng lại hóa ra vô hại. Cái này chỉ có thời gian mới chứng minh được thôi. ​

Chị Hòa: Chị đồng ý food safety chỉ là một vấn đề nhỏ trong số rất nhiều vấn đề mang tính vĩ mô khiến người ta skeptical về GMO. Mình không cần phải argue về các vấn đề kia nữa vì nó khá rõ rồi. Riêng vụ health risk em nghĩ thế nào về ý này.

Gene crossing là một quá trình tự nhiên diễn ra 10,000 năm nay - với sự hỗ trợ của crop science ngày nay thì chúng ta rút ngắn quá trình đó lại mà thôi. OK. Nhưng có 2 điều:

- crossing trong tự nhiên chỉ xảy ra giữa các cây trồng gần giống nhau - kiểu như táo với lê, chứ khó có thể là một gene của con bacteria lại chui vào DNA của 1 cây ngô chẳng hạn? Điều gì sẽ xảy ra? Chị nghĩ là khoa học cũng chưa hiểu hết các risks khi mà nó hơi "ngược" với chọn lọc tự nhiên như thế này.

Linh: ​Concern rất tự nhiên. Đây là lý do nhiều người lo ngại rằng GMO là thứ "unnatural", và đã là phi tự nhiên thì không hại ít cũng hại nhiều. Cây ngô (và nhiều cây khác) có khả năng làm ra Bt khi đưa gene này vào là vì bộ máy hóa sinh trong tế bào chấp nhập gene này và hóa chất này. Nếu cái gene ấy quá phi tự nhiên thì đúng như chị đoán, cái cây ấy cũng ngủm rồi chứ chẳng nhận nổi cái gene đâu, đừng nói là làm ra hóa chất trừ sâu. Công nghệ này không phải là một phát minh, mà là dựa vào một hiện tượng tự nhiên. Vi khuẩn Agrobacterium có khả năng chuyển gene của nó vào cây. Công nghệ GM chỉ lợi dụng hiện tượng này để chuyển gene mong muốn thôi. Rất nhiều "gene mong muốn" cũng không chuyển được do cái cây không chịu nổi.

​Nhiều cái nếu không có GM thì đã không thành. Vitamin và các amino acid chẳng hạn. Sản xuất những chất này bằng hóa học tổng hợp rất khó. Nhờ có GM, người ta chuyển gene làm ra những chất này vào vi khuẩn, rồi nhân nhanh, rồi chiết xuất. Sau khi chiết xuất sẽ đưa vào thực phẩm và thuốc. Vì thế mà mình mới có thể mua một chai vitamin giá mấy đồng. Cũng vì thế mà gần đây, những thức ăn có tăng cường vitamin tự nhiên bị mất chất hẳn đi do muốn được dán mác "GMO free". Lý do là vì, muốn được GMO free thì họ phải cắt bỏ hoàn toàn cái khâu sản xuất vitamin bằng vi khuẩn kia đi. ​


Chị Hòa: - đúng là risks khi ăn GMO lẫn conventional có thể là như nhau nếu coi GMO cũng là một sản phẩm của "chọn lọc tự nhiên". Nhưng quá trình chọn lọc tự nhiên thông thường thì nó diễn ra rất lâu, và nếu có rủi ro thì cơ thể con người và các loại sinh vật khác cũng có thời gian để adapt. Còn GMO thì như một quả big bang, trong một thời gian ngắn có mười mấy năm giờ cả nước Mỹ ăn GMO là chính - đấy cũng là một rủi ro đối với sức khỏe về lâu về dài em có nghĩ vậy không?

Linh: Nước Mỹ đã và đang ăn rất nhiều thứ có hại cho sức khỏe: HFCS, cheese, processed foods, etc. Cái hại của GMO không phải là ở chỗ đùng một cái mọi người đều ăn toàn GMO; thực ra, không ai ăn GMO trực tiếp cả. Cái mọi người ăn là sản phẩm gián tiếp làm ra từ GMO. Chị có thể làm HFCS từ GMO hoặc là từ ngô thường, hậu quả đối với sức khỏe là như nhau. Chị cũng có thể làm dầu ăn từ GMO hoặc đậu tương bình thường, qua quá trình sản xuất sẽ ra dầu ăn giống hệt nhau. Các sản phẩm làm từ GMO đều giống hệt như sản phẩm làm từ cây non-GMO về thành phần và chất lượng, nhưng giá rẻ hơn nhiều. Rủi ro về lâu về dài là: GMO rẻ -> làm ra quá nhiều processed food -> ăn quá nhiều -> hại sức khỏe. Hậu quả từ GMO em không nghĩ là từ trực tiếp GMO mà ra, mà thường là hậu quả gián tiếp. ​

Chị Hòa: Còn một số ý nữa nhưng chắc chị sẽ để viết thành 1 bài sau vậy. I think it's very good for us to dig into this issue whether we agree with each other or not. Good to be skeptical, isn't it? :)

Linh: Em cũng đang sắp phải làm một lecture về GMO nên ngồi viết ra thế này cũng tốt. Em nghĩ mục đích cuối cùng không phải là mình có đồng ý với nhau hay không, mà là mở rộng lối suy nghĩ cho mình và mọi người. Nếu chia thành hai phe, mỗi phe một ý, thì nhìn kiểu gì cũng tìm ra cách bênh vực phe mình và đạp đổ phe kia. Nhưng nếu mình nhìn từ nhiều hướng rồi tự khắt khe với chính suy nghĩ, quan điểm của mình, thì sẽ có thể hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Từ đầu đến giờ chắc chị cũng không biết quan điểm thực sự của em về GMO là gì, bởi vì em không về phe nào cả. Nói ngắn gọn, em muốn chỉ ra là thực phẩm làm từ GMO không gây nguy hại cho sức khỏe (lưu ý là em không nói "bản thân GMO an toàn" nhé). Em mong chị và mọi người nhìn ra xa hơn khỏi cái vòng "an toàn" ấy để bàn xem "Just because we can, should we?"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét